TRUYỀN THÔNG VIÊM NÃO VI RÚT
TRUYỀN THÔNG VIÊM NÃO VI RÚT
- Viêm não vi rút là gì?
Viêm não vi rút là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do nhiều loại vi rút gây nên, trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản. Thường xảy ra quanh năm và có xu hướng tăng cao vào các tháng mùa hè. Bệnh thường gây ra tổn thương não, để lại nhiều di chứng và tỷ lệ tử vong cao.
- Tác nhân gây bệnh và đường lây là gì?
Bệnh viêm não vi rút có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, lây qua đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị bệnh.
Các vi rút thường gây viêm não ở trẻ em là: Viêm não Nhật Bản (lây qua đường muỗi đốt), Enterovirus (lây qua đường tiêu hóa), Herpes simplex (lây qua đường hô hấp).
Trong một số trường hợp hiếm gặp, Viêm não thứ phát có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc một số các bệnh nhiễm trùng thường gặp như Sởi, Quai bị, Rubella.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào?
Bệnh thường diễn ra qua 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn khởi phát:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, thường sốt cao liên tục.
- Đau đầu (trẻ con thường có những cơn khóc thét)
- Buồn nôn, nôn
- Các triệu chứng khác:
- Tiêu chảy thường phân không có đờm máu
- Ho, chảy mũi
- Phát ban
- Hội chứng tay chân miệng (mẩn đỏ, bóng nước hoặc ban ở lòng bàn tay, bàn chân kèm loét ở miệng) ở trẻ viêm não do Enterovirus.
2. Giai đoạn toàn phát: Sau giai đoạn khởi phát, nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng thần kinh.
- Rối loạn tri giác từ nhẹ đến nặng như: Ngủ gà, li bì, đờ đẫn dẫn đến hôn mê.
- Thường có co giật, co giật toàn thân
- Có thể có các dấu hiệu thần kinh khác: Hội chứng màng não, liệt chi, dấu thần kinh khu trú, tăng trương lực cơ.
- Có thể có suy hô hấp hoặc sốc.
- Làm sao để phòng ngừa bệnh Viêm não Vi rút?
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời chuồng gia xúc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi, không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
- Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
- Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
- Mũi 1: Lúc trẻ 1 tuổi
- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
- Mũi 3: Các mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngày đăng: 25/08/2023